TRUYỀN BÁ ĐỨC TIN
ĐỨC TIN LÀ ĐƯỜNG ĐƯA TA VỀ HẠNH PHÚC HẠNH PHÚC ĐỜI NÀY HẠNH PHÚC ĐỜI SAU. ĐỨC TIN NÂNG HỒN TA LÊN CAO CHO TA HIỂU THẤU LẼ NHIỆM MẦU
Chúng tôi xin giới thiệu những Tôn Giáo chính hiện nay trên Thế Giới để quý vị lựa chọn.
Kitô giáo
Kitô giáo, đạo Kitô hay Cơ Đốc giáo là một tôn giáo Abraham[gc 1][1][2][3][4] độc thần[5][6][7][8][9][10][11][12][13], đặt nền tảng vào cuộc đời, con người và những lời giáo huấn của Jesus thành Nazareth (như trong Tân Ước).[14][15][16] Đây là tôn giáo lớn nhất thế giới[17][18] với khoảng 2,6 tỷ tín đồ (chiếm đa số ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ[19]).[20] Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Cựu Ước (còn gọi là kinh thánh Do Thái hoặc Tanakh), rằng Ngài đã chịu đau khổ, bị đóng đinh, và sau ba ngày sống lại từ cõi chết, cứu rỗi nhân loại. Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa phương Tây.[21][22][23][24][25][26]
Xin đọc tiếp:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kit%C3%B4_gi%C3%A1o
Phật giáo
Phật giáo (tiếng Hán: 佛教 - tiếng Phạn: बुद्ध धर्म - IAST: buddha dharm) hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇, सिद्धार्थ गौतम, Siddhārtha Gautama) và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-đạt-đa Cồ-đàm Xin đọc tiếp: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o
Hồi giáo
Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi hay là đạo Islam[note 1] (tiếng Ả Rập: الإسلام, chuyển tự al-ʾIslām) là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (Allah) và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa.[1][2] Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế giới[3] với hơn 1 tỷ người theo tương đương 15% dân số thế giới, và họ thường được gọi là người Hồi giáo.[4] Hồi giáo chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia.[3] Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là lòng thương xót, Đấng Toàn năng và Duy nhất,[5] và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các sứ giả, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên.[2][6] Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an (Cô-ran), được người Hồi giáo xem là lời nguyên văn của Thiên Chúa, và các giáo lý và ví dụ quy phạm (được gọi là sunnah, bao gồm các ghi chép được gọi là hadith) của Muhammad (570 – 8 tháng 6 632).
Xin đọc tiếp: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93i_gi%C3%A1o
Ấn Độ giáo https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99_gi%C3%A1o
Ấn Độ giáo hay Hindu giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và đạo pháp, hay cách sống, được thực hành rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á. Ấn Độ giáo được coi là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, [note 1] và một số học viên và học giả gọi nó là Pháp Sanātana, "truyền thống vĩnh cửu", hay "con đường vĩnh cửu", vượt ra ngoài lịch sử loài người.[7][8] Các học giả coi Ấn Độ giáo là hợp nhất hoặc tổng hợp [9] của các nền văn hóa Ấn Độ khác nhau,[10] với nguồn gốc đa dạng[11]. Quá trình "Tổng hợp Ấn Độ giáo" này bắt đầu phát triển từ 500 TCN đến 300 sau CN,[12] sau khi kết thúc thời kỳ Vệ đà (1500 đến 500 TCN),[12] [13] và phát triển mạnh trong thời Trung cổ, với sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ.[
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99_gi%C3%A1o
Nho giáo
Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho, đạo nhân hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức[1], đất nước thái bình, thịnh vượng[2][3].
Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước thuộc vùng văn hoá Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_gi%C3%A1o
Đạo giáo
Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là Tiên Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của đất nước này. Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Lão giáo, Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia, Tiên Giáo.
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_gi%C3%A1o